FANPAGE Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nam Định https://www.facebook.com/cdvhntdlnd

Tọa đàm khoa học: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Văn hóa Nghệ thuật giai đoạn hiện nay"

Thứ sáu - 25/10/2024 14:05
Thực hiện chương trình giao lưu truyền thống các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc năm 2024, sáng ngày 24/10, tại Phòng họp tầng 3 nhà B trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Ban Giám hiệu nhà trường tham gia Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Văn hóa Nghệ thuật giai đoạn hiện nay”.

PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp và TS. Vũ Tiến Dũng- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội chủ trì tọa đàm.

 

 

Tham dự tọa đàm có Ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch; NSND Nguyễn Xuân Bắc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học văn hóa Nghệ thuật Quân đội, PGS. TS Lê Vinh Hưng – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, TS Đỗ Hồng Cường – Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội và Ths Nguyễn Tuyết Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Ban giám hiệu 13 trường văn hóa nghệ thuật trên cả nước.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN – PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương cho biết, nội dung thảo luận của Tọa đàm sẽ tập trung trao đổi, chia sẻ những thực trạng, học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị để cùng nghiên cứu đưa ra giải pháp thiết thực chung.

Theo PGS. TS Nguyễn Việt Hương, chất lượng đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là vấn đề được các đơn vị và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. PGS Tiến sĩ chia sẻ thêm về “Mô hình học liệu mở”, xây dựng các chương trình đào tạo trên kho dữ liệu chung, cùng thực hiện bài giảng, sửa đổi và hoàn thiện, đây cũng là mô hình mang tính thiết thực, tạo điều kiện cho các đơn vị giáo dục khu vực xa.

Phát biểu đề dẫn và điều hành tọa đàm, TS. Vũ Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội cho biết, trải qua một phần tư thế kỷ, hoạt động Giao lưu – Liên kết các trường Văn hóa Nghệ thuật là nhịp cầu nối vững chắc, để các đơn vị nghệ thuật học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý, thắt chặt tình đoàn kết thân ái giữa các trường. Nhân dịp gặp mặt giao lưu các trường VHNT lần thứ XIII, trường Cao đẳng Nghệ thuật mong muốn tạo được tiếng nói chung của các trường Trung cấp và Cao đẳng đào tạo Nghệ thuật và mong muốn được Bộ LĐTB&XH, Bộ VHTT&DL, UBND các tỉnh thành chia sẻ với những khó khăn của các đơn vị trong xu thế chung của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội cũng như các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước cùng đóng góp thêm ý kiến góp phần vào sự nghiệp đào tạo với sứ mệnh “giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập Quốc tế”.

Tại tọa đàm, các đại biểu được lắng nghe các ý kiến phát biểu của đại diện các trường Trung cấp, Cao đẳng đào tạo văn hóa nghệ thuật chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về công tác tuyển sinh, đào tạo, các vấn đề về tự chủ tài chính, quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo, vấn đề liên thông đào tạo.

Trên cơ sở thực trạng của các trường, để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, các đại biểu đưa ra những giải pháp cùng tháo gỡ vấn đề. Cụ thể: tập trung phát triển thế mạnh, mở rộng đào tạo đa ngành, đa dạng, đa cấp bậc từ âm nhạc, sân khấu, văn hóa du lịch; Chú trọng đào tạo kết hợp truyền thống và hiện đại; Khuyến khích sáng tạo đi đôi với thực hành biểu diễn; Phát triển ngành CNVH trên cơ sở tạo cơ hội học tập và sáng tạo cho học sinh sinh viên.

  

 

Đóng góp ý kiến cùng tháo gỡ các vướng mắc, PGS TS Nguyễn Thị Việt Hương chia sẻ thêm về đề án xây dựng các trung tâm nghệ thuật cộng đồng, nghiên cứu triển khai các đề án tập trung giáo dục nghệ thuật cộng đồng với mục đích đưa nghệ thuật gần gũi công chúng hơn tạo tiền đề phát triển nghệ thuật bền vững.

Tọa đàm còn được lắng nghe góp ý của NSND Nguyễn Xuân Bắc – Phó Hiệu trưởng trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và PGS. TS Lê Vĩnh Hưng – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học sư phạm và Nghệ thuật trung ương về tập trung công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh để khẳng định vị thế tên tuổi của các đơn vị đào tạo văn hóa nghệ thuật.
 

Ghi nhận các ý kiến góp ý tại Tọa đàm, đặt biệt là những đề xuất và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chủ động khắc phục khó khăn vướng mắc. Ông Đỗ Đình Hồng – Thành ủy viên – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, Sở sẽ tiếp thu ý kiến và nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung này. Đồng thời trong thời gian tới, với quan điểm tập trung phát triển bền vững theo chiều sâu, Sở Văn hóa và các cơ quan cấp trên xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đào tạo văn hóa nghệ thuật là rất quan trọng.
 

Phát biểu tổng kết tọa đàm, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, TS Vũ Tiến Dũng ghi nhận những ý kiến phát biểu ngày hôm nay là những suy nghĩ trăn trở, đầy tâm huyết của các thầy cô giáo. Buổi toạ đàm cũng đã đưa ra các giải pháp thiết thực chủ động khắc phục vướng mắc chung. Đồng thời thống nhất các ý kiến đề xuất, khuyến nghị đối với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao& Du lịch, Bộ lao động Thương binh & Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các sở ban ngành tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện đối với các trường trong lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật đạt được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực ca cho Thủ đô, cho các tỉnh, thành phố và địa phương trên cả nước.
 

Tác giả bài viết: Vũ Thành Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết đào tạo
Văn bản mới

PTS2024

Phiếu đăng ký tuyển sinh năm 2024

Lượt xem:977 | lượt tải:281

QCVT2024

Quy chế văn thư, lưu trữ năm 2024

Lượt xem:104 | lượt tải:0

129/QĐ-TCĐVHNT&DL

Quyết định ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023

Lượt xem:739 | lượt tải:0

QCVT2023

Quy chế văn thư, lưu trữ năm 2023

Lượt xem:94 | lượt tải:0

2222/QĐ-TTg

Quyết định số 2222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Lượt xem:630 | lượt tải:0
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay4,061
  • Tháng hiện tại15,713
  • Tổng lượt truy cập9,783,682
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây