Chuyến đi được tổ chức có kế hoạch với sự hướng dẫn của các cán bộ quản lý học sinh, sinh viên (HSSV) và các giảng viên chuyên môn do đó HSSV đã thu hoạch được rất nhiều kinh nghiệm, bài học thực tế và thực tập các bài học chuyên môn thật phong phú và bổ ích.
HSSV chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử sinh thái ATK
Qua sự chia sẻ, hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên, HSSV có cái nhìn tổng quan về sự phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang - Thái Nguyên, hiểu hơn về nghiệp vụ du lịch tại các điểm du lịch đã đến và trải nghiệm.
Cán bộ, Giảng viên và HSSV làm lễ dâng hương tại ATK
Từ những kiến thức thực tế trong chuyến đi, các em HSSV đã thấy được những thế mạnh của địa phương mà người dân đã khai thác để phát triển du lịch; Thấy được những tiềm năng du lịch chưa được đưa vào khai thác để phát triển du lịch theo đúng giá trị của nó; Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của các điểm du lịch để đưa ra những nhận xét và góp ý cho các cơ sở kinh doanh, các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại các địa phương đoàn ghé thăm.
HSSV học tập kinh nghiệm của hướng dẫn viên du lịch tại điểm
Trong tour thực tế này, các bạn HSSV có cơ hội được trực tiếp thực hiện tất cả các công việc trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ hướng dẫn một đoàn khách: từ khâu chuẩn bị trước chuyến đi, tới các hoạt động tổ chức vận chuyển, lưu trú, ăn uống và hướng dẫn tham quan trên phương tiện di chuyển cũng như tại các điểm du lịch. Từ đó HSSV có điều kiện để áp dụng những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đã được học tại trường vào hoạt động thực tế cũng như đúc kết được những kinh nghiệm nghề nghiệp quí giá để phục vụ công việc hướng dẫn khách du lịch sau này.
Sinh viên lớp Hướng dẫn du lịch K1 thực tập kỹ năng hoạt náo
Ngoài ra, HSSV còn được khảo sát và trải nghiệm trực tiếp cung đường đi, các điểm du lịch có trong tuyến, các cơ sở dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác tại điểm đến. Đây chính là cơ sở để bước đầu HSSV có được những đánh giá về tiềm năng, thế mạnh cũng như thực trạng về tài nguyên du lịch của địa phương nói riêng và tài nguyên du lịch của Việt Nam nói chung. Từ đó hình thành nên ý thức, trách nhiệm của HSSV ngành du lịch trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này để phát triển du lịch bền vững trong tương lai cũng như hun đúc nên tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
HSSV thực hành hướng dẫn trên thuyền tại Hồ Núi Cốc
Không chỉ được trau dồi về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về tuyến điểm du lịch, qua chuyến đi, HSSV còn được phát triển các kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân hơn như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản trò, MC….đồng thời nâng cao hơn về tinh thần đoàn kết tập thể, sự yêu thương, quan tâm và sẻ chia đến các thành viên trong đoàn.
Giảng viên Nguyễn Thị Anh Tú – Phó trưởng khoa VH&DL
Giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể lớp HDDL K1
Giảng viên Vũ Thúy Thúy – Giáo viên chủ nhiệm
cùng tập thể lớp HDDL K2
Giảng viên Phạm Thị Yến – Giáo viên chủ nhiệm
cùng tập thể lớp HDDL K3
Với những dấu ấn đặc biệt và hơn hết là cơ hội được cọ xát, trải nghiệm, thực hành nghề nghiệp thực tế, “
Hành trình về nguồn” sẽ là bước tạo đà vững chắc giúp các bạn HSSV nhà trường tích lũy các kỹ năng, kiến thức phù hợp với ngành học và công việc trong tương lai. Qua đó, HSSV sẽ tự tin hơn, từng bước trưởng thành và trở thành lực lượng lao động nòng cốt của ngành du lịch nước nhà trong thời kỳ mới. Đây được coi như tour khởi đầu trong nghề hướng dẫn du lịch của các bạn HSSV ngành Hướng dẫn du lịch. Khó khăn có, thử thách có, cả những giọt mồ hôi và sự vất vả của nghề…những bài học và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp vỡ lòng, nhưng trên hết là các bạn HSSV đã tìm thấy được ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết trên hành trình mình đã lựa chọn.